Petrolimex thực hiện hỗ trợ cộng đồng thông qua các khoản đầu tư và hoạt động xã hội tích cực
Hỗ trợ tổng giá trị tương đương 75,2 tỷ đồng phục vụ công tác an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh. Trong đó, nổi bật là:
Chương trình hướng về biển đảo; tổ chức đoàn đi thăm chiến sĩ, biển đảo, chăm sóc gia đình chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài hải đảo với số tiền tài trợ là 303 triệu đồng.
Tích cực tham gia Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ Học bổng Vừ A Dính với tư cách là thành viên Quỹ xã hội ngành Công Thương với tổng nguồn kinh phí công tác xã hội, từ thiện: 827 triệu đồng.
- 26,7tỷ đồng
Hỗ trợ cộng đồng tại các địa phương
- 1,13tỷ đồng
Chương trình hướng về biển đảo và Quỹ bảo trợ trẻ em
Thực hiện đầy đủ chính sách về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp
Ban an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của Petrolimex.
Chính sách về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp tại Petrolimex
Tập đoàn đã triển khai nhiều chính sách nhằm đưa ra cách thức ngăn ngừa, đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ), bảo hộ lao động đối với từng điều kiện làm việc của nhân viên, cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn ATLĐ và chuẩn bị cho việc giải quyết các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Tập đoàn quản lý công tác ATVSLĐ bằng Quy chế ATVSLĐ. Theo đó, tại mỗi đơn vị phải bố trí cán bộ chuyên trách/bán chuyên trách làm công tác ATVSLĐ, thành lập Hội đồng/Ban chỉ đạo về công tác ATVSLĐ trong đó có thành phần là Đại diện người sử dụng lao động; Đại diện BCH Công đoàn cơ sở; Người làm công tác ATVSLĐ, Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hàng năm, các đơn vị phải lập Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với các nội dung được quy định trong Quy chế ATVSLĐ bao gồm:
- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và tràn dầu (nếu có).
- Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chốngyếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động (lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, chống rung, đo kiểm môi trường lao động,…).
- Trang bị và cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
- Chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ.
Kế hoạch ATVSLĐ phải được lập từ các tổ đội sản xuất, phòng ban trở lên; đồng thời phải được lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và thông báo để mọi người tham gia ý kiến.
Ở cấp độ Tập đoàn, Bộ phận phụ trách công tác ATVSLĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý các hoạt động ATVSLĐ tại các cơ sở, đơn vị trong toàn ngành. Lên kế hoạch và tổ chức đào tạo giảng viên lĩnh vực ATVSLĐ theo quy định.