Kết nối sử dụng hàng Việt Nam: Thực trạng & giải pháp

Đào Văn Hùng

Phó giám đốc

12:01 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Mười, 2018

Trong khuôn khổ chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam 2018” do Bộ Công Thương triển khai gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/PLX) vinh dự đồng hành và tham luận với chủ đề "Kết nối sử dụng hàng Việt Nam: Thực trạng & giải pháp".

Lễ khởi động Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018"

Đại diện Petrolimex, Phó giám đốc Petrolimex Sài Gòn Đào Văn Hùngtham dự và trình bày tham luận.

Ban biên tập websitewww.kv2.petrolimex.com.vntrân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn bài tham luận này:

Thưa Quý vị,

Tham luận này được hình thành từ thực tiễn SX-KD của Petrolimex với mong muốn góp phần thiết thực vào việc nâng cao nội lực phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

I. KẾT NỐI

(1) Kết nối, xét về bản chất của ngôn từ, theo chúng tôi - đó là việc tạo ra sự thống nhất về nhận thức của nhiều người, nhiều tổ chức & doanh nghiệp để từ đó cùng có hành động nhất quán, đúng mục tiêu.

(2) Công cụ của kết nối chính là thông tin theo hành trình: nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ - phương tiện truyền thông - người có nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ; và ngược lại, các phản hồi từ khách hàng & công chúng.

(3) Để kết nối đạt kết quả tích cực thì rõ ràng: Thông điệp về hàng hóa/dịch vụ (thông tin thương phẩm) đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng; môi trường truyền thông phải trong suốt, không bị nhiễu bởi các tin fake và/hoặc dèm pha của đối thủ; phải lọc ra được các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng từ khách hàng/công chúng.

II. THỰC TRẠNG

Từ 3 quan điểm trên, xoi xét vào thực trạng Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các ưu/nhược điểm của thực tiễn “kết nối” của hàng hóa/dịch vụ hiện nay.

Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ ngày càng cao xét cả về số lượng, chất lượng và sự đa dạng về chủng loại.

Thực tiễn nước ta cũng như trên thế giới cho thấy thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Vì vậy, các nước đều coi trọng thị trường nội địa và người tiêu dùng trong nước. Đây chính là nhu cầu tự tại, là nội lực trước khi tạo lập sức mạnh vươn ra các thị trường khác trên thế giới.

Chúng ta đã làm được nhiều việc để đưa hàng hóa/dịch vụ Việt Nam đến với Người Việt Nam. Nhưng rõ ràng, những gì chúng ta thấy trên hệ thống truyền thông đưa tin thì khâu kết nối còn rất nhiều bất cập: thông tin nhiễu loạn, thật giả lẫn lộn, ... niềm tin vào hàng hóa/dịch vụ bị ảnh hưởng gây tổn thất về kinh tế, công ăn việc làm và gây ra các bức xúc xã hội.

Gas nhái, dầu nhờngiả, giả cả cây xăng - là một ví dụ. Quý vị có thể thấy rất nhiều tin bài chúng tôi đã đăng/link tạiwebsitewww.petrolimex.com.vn.

(1)Thông tin thương phẩm

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực từ tháng 7/2011. Việc ghi nhãn hàng hóa, thông tin về nguồn gốc xuất xứ, cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, cảnh báo về sản phẩm, ... được nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin.

Nhưng vẫn tồn tại tình trạng chất lượng thông tin không rõ ràng, không đầy đủ, dễ gây nhầm lẫn; cung cấp thông tin sai lệch cho người tiêu dùng còn phổ biến với những hình thức như quảng cáo về chất lượng sản phẩm, hình ảnh minh họa hay tên gọi của sản phẩm dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm, dịch vụ khác; sản phẩm nhập khẩu không có hướng dẫn bằng tiếng Việt; thông tin cung cấp các kết quả kiểm nghiệm nhưng không kèm tài liệu hoặc dẫn giải nguồn gốc …

Hiện nay, theo quy định, hàng hóa được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Hàng hóa được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhận xuất khẩu hàng hóa phải chịu trách nhiệm ghi nhãn. Hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải được giữ nguyên nhãn gốc và có nhãn phụ theo quy định. Nội dung bắt buộc phải có trên hàng hóa là tên sản phẩm, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm, xuất xứ.

(2)Công tác truyền thông marketing

Nhận thức của các doanh nghiệp về công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu tạo dựng niềm tin trong nhân dân về nhãn hàng của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Một số hàng hóa Việt Nam chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng nên hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao.

Công tác quản lý nhà nước, phối hợp đấu tranh chống gian lận thương mại, phòng chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng mất an toàn vệ sinh thực phẩm của một số sở, ngành chức năng chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nên hạn chế kết quả kiểm tra/phát hiện/xử lý vi phạm. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát trên thị trường, chưa được truyền thông đầy đủ/kịp thời, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, làm giảm uy tín của hàng Việt.

Xem chi tiết tại đây

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội