Văn hóa doanh nghiệp: Dưới góc nhìn từ trách nhiệm xã hội

TS. Nguyễn Sỹ Dũng

08:03 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười Hai, 2018

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế một quốc gia, sức tăng trưởng đậm hay nhạt phụ thuộc vào “sức khỏe” của các doanh nghiệp. Và, “sức khỏe” đó phải bắt nguồn từ trách nhiệm đối với xã hội, hay nói cách khác là ứng xửvăn hóa của doanh nghiệp đối với khách hàng; từ đó dẫn đến kinh doanh có lãi, tạo lợi nhuận và làm giàu cho đất nước.

Văn hóa của mỗi doanh nghiệp thể hiện qua những công việc cụ thể, vì trách nhiệm xã hội

CôngThương - Ở đây, tôi muốn phân tích và đề cập tới việc xây dựng văn hóa trong mỗi doanh nghiệp. Tất nhiên, xây dựng văn hóa mang tính đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp phải được tạo cội từ nền tảng văn hóa chung, cốt hồn của dân tộc.

Kinh doanh thực chất là khai thác các nhu cầu đang có, sẽ có và có thể tạo ra. Chúng ta không thể bán máy tính trên Sao Hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do khách hàng tạo ra. Những khách hàng này- già trẻ, trai gái tập hợp nhau lại thành xã hội. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay là văn hóa doanh nghiệp được đặt ra trên cơ sở của mỗi quan hệ như vậy.

Thực ra, trong cuộc sống, chúng ta đều là những nhà cung ứng và đều là những khách hàng của nhau. Ngày nay, ít ai vừa có thể sản xuất phần mềm máy tính, vừa có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho mát. Bán phần mềm máy tính để mua sữa và bán sữa để mua phần mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra nhờ sự dụng phần mềm máy tính) là sự cần thiết khách quan. Cho dù, các quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mất mối, con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.

Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Nhưng có thể đó là tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của xã hội. Trong một xã hội “trọng nông, ức thương”, doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc của pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do, dân chủ cho tất cả mọi người, trong đó có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân. Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người và của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cho dù, các quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mất mối, con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này. Văn hóa trong doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân họ.

Ứng xử văn hóa đối với xã hội (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau:

Trước hết, đó là trách nhiệm về môi trường. Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen đặc và hôi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội, chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên đang dần bị hủy hoại. Trong việc đưa sức khỏe và tương lai ra làm “vật tế thần” cho lợi nhuận và phát triển của mình, doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra.Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tồn tại của môi trường.

Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của đạo đức. Tuy nhiên, nếu “thương người như thể thương thân” là đạo lý sống ở đời và nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.

Cái văn hóa cao hơn, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi nhà nước, mà là để nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản, các doanh nghiệp tạo ra của cải, nhà nước tạo ra sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới xảy ra. Nếu chúng ta chỉ hưởng được sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì.

Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp thật sự là những đóng góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế, không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Nên kết hợp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội.

Và đó là nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội