Tác động đa chiều sau khi tỷ giá được điều chỉnh
Cập nhật: 7:05:00 22/8/2010
Ảnh: Huệ Anh |
Chỉ vày ngày sau khi giá USD trên thị trường tự do tăng nhiệt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Ngay lập tức, giá USD trên thị trường tự do và ở các ngân hàng thương mại tăng đột biến, hiện tượng mua gom USD đang diễn ra. Dự báo của các ngân hàng cho rằng lãi suất USD có thể sẽ tăng trong thời gian tới.
CôngThương - Nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng từ ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD. Biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Sau một ngày điều chỉnh biên độ tỷ giá, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá USD bán ra ở mức 19.500 VND, kịch trần biên độ cho phép (+/-3%) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cùng ngày (vẫn giữ nguyên ở mức 18.932 VND).
Sáng 20/8, giá USD trên thị trường tự do sau khi tăng lên trên 19.600 VND/USD của ngày hôm trước đã giảm chút ít, giao dịch ở mức 19.480-19.530 VND/USD (mua vào- bán ra), tại Vietcombank giá USD được giao dịch 19.425-19.460 VND/USD còn thị trường liên ngân hàng vẫn giữ như ngày hôm trước; ở nhièu ngânhàngc ổ phàn nhỏ, tỷ giá được niêm yết ở mức cao hơn vài chục đồng/USD so với Vietcombank, gần chạm giá USD trên thị trường tự do.
Các ngân hàng thương mại cho biết giá USD mua vào - bán ra phản ảnh một phần trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, việc đồng loạt tăng mạnh giá USD cả mua vào và bán ra sau ngày chính thức nới biên độ tỷ giá đã cho thấy nhu cầu USD của ngân hàng là rất lớn. Thời điểm này, nhiều DN được hỗ trợ tín dụng XK từ đầu năm đang có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất hàng nên có USD trả ngân hàng.
Tuy nhiên, dự báo từ nay đến cuối năm nhu cầu ngoại tệ là rất cao và nhiều khả năng lãi suất USD sẽ được các ngân hàng đẩy lên. Giám đốc một DN sản xuất dệt may có trụ sở tại Hưng Yên phấn khởi cho biết: tỷ giá tăng 2% khiến nguồn thu ngoại tệ của DN tăng lên tương ứng, đây là điều đáng mừng bởi từ đầu năm đến nay các DN dệt may dù đạt kết quả XK cao, đơn hàng nhiều nhưng lãi thực tế lại không được mấy.
Các DN xuất khẩu mừng vì tỷ giá tăng nhưng DN nhập khẩu và người tiêu dùng lại đang đứng trước nỗi lo giá hàng tiêu dùng sẽ có sự điều chỉnh. Sau ngày 18/8, nhiều DN gas đã công bố giá bán mới với mức tăng từ 4.000-6.000 đồng/bình 12kg với lý do giá gas luônd dược áp theo giá USD nên buộc phải tăng khi có tỷ giá mới.
Nhiều nhà sản xuất thép cũng điều chỉnh giá bán mới, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH và TM Thép Việt, cho biết: chi phí của DN sản xuất đã bị tăng do giá xăng tăng từ đầu tháng 8, nay tỉ giá USD tăng thêm hơn 2%, trong lúc giá phôi thép tiếp tục tăng buộc các doanh nghiệp (DN) phải điều chỉnh tăng giá thép ngay 300.000 đồng/tấn.
Một số DN phải nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất bán hàng trong nước cũng rất lo lắng khi có sự điều chỉnh tỷ giá do họ hầu như không tăng được giá bán tại thị trường nội địa nhưng vẫn phải trả thêm tiền cho khoản chênh lệch tỷ giá khi mua USD tại ngân hàng.
Hiện nay, các DN bán hàng điện lạnh, ô tô, điện tử nhập khẩu dù không niêm yết giá bằng ngoại tệ nhưng khi tính với khách hàng vẫn luôn lấy tỉ giá trên thị trường tự do để làm căn cứ. Bởi thế, không ít DN nhập khẩu hàng tiêu dùng, ô tô và điện lạnh cho hay giá nhiều mặt hàng sẽ sớm có sự điều chỉnh từ 3-5% để phù hợp với giá nhập khẩu mới. Biến động tỷ giá lên giá hàng hóa sẽ có sự rõ nét trong khoảng 2-3 tuần tới.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia nhận xét: Việc tăng tỉ giá USD vừa có mặt tốt nhưng cũng có nhiều tác động bất lợi. Mặt tích cực là khi tỉ giá USD tăng sẽ hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và hạn chế đầu cơ ngoại tệ; bảo đảm dự trữ ngoại hối quốc gia, tỉ giá phản ánh đúng quan hệ cung - cầu... Còn tác động xấu là gây thêm áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng; niềm tin vào giá trị đồng tiền VN bị giảm sút; nợ công, nợ nước ngoài sẽ khó khăn hơn... Bởi thế, trong tình hình hiện nay, cần quản lý cho được bài toán nhập siêu để ổn định vĩ mô, có chính sách nhập khẩu phù hợp; giảm chi phí vay vốn của DN; nâng cao năng lực sản xuất trong nước để cân bằng cán cân thương mại...
Duy Minh