Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2013

Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ năm 2013

Kim Liên- Thanh Hương- Thu Phương

02:32 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Giêng, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Sáng nay (11/1/2013), Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội- TP.HCM- Đà Nẵng để tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 ngành Công Thương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự hội nghị.

CôngThương -Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: Năm 2012 đã đi qua trong bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát từ các yếu tố như môi trường quốc tế, tình hình trong nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kết thúc, tăng trưởng kinh tế thương mại thế giới thấp hơn so với dự báo đầu năm. Trong đó, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư của chúng ta bị sụt giảm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và trong quá trình hội nhập của kinh tế nước ta.

Trong nước, lạm phát cao năm 2011 tiếp tục tác động mạnh, đặc biệt là những tháng đầu năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, tình trạng nợ xấu hàng tồn kho tăng cao, đời sống người lao động gặp không ít khó khăn, cộng thêm đó là thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tình hình quốc tế và trong nước đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Công Thương nói riêng.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu tại hội nghị

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo hiệu quả và sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự cố gắng, nỗ lực chung của các Bộ ngành, địa phương cùng các cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước, ngành Công Thương đã cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào thành tựu phát triển chung của cả nước.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, sản xuất và các cân đối lớn về hàng hóa, phục vụ cho sản xuất, nhu cầu của nhân dân để đảm bảo nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đã được thực hiện và đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, giảm nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh hàng công nghiệp từng bước được nâng lên, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Nhập khẩu đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, cán cân thương mại tiếp tục chuyển biến tích cực, thị trường trong nước duy trì tăng trưởng khá, cung cầu các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo, cùng với công tác xúc tiến xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh thì các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước tiếp tục được triển khai và đạt kết quả tốt. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã phát huy kết quả và đi vào chiều sâu. Công tác quản lý thị trường tăng cường triển khai quyết liệt và có hiệu quả đối với việc sản xuất, buôn bán góp phần ngăn chặn hàng lậu, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Các hoạt động về hội nhập kinh tế, quốc tế, về quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện ngày càng đạt chất lượng cao hơn.

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nêu trên nhưng năm 2013 cho thấy nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, tác động đối với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành công thương nói riêng. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm, quá trình điều chỉnh chính sách của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới chưa đem lại kết quả như mong đợi, độ rủi ro và tính bất ổn định còn cao, có thể tác động xấu đến nền kinh tế nước ta khi kinh tế đất nước tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn và thách thức.

Về phía ngành Công Thương, mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực trong năm 2012 và những năm vừa qua song cũng cho thấy, nhiều khó khăn hạn chế cần được khắc phục. Tăng trưởng công nghiệp chủ yếu vẫn còn theo chiều rộng, mức độ gia công còn cao, chưa được cải thiện nhanh, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn chậm, khả năng cạnh tranh một số sản phẩm hạn chế; thị trường trong nước phát triển chưa thực sự bền vững, công tác quản lý thị trường vẫn còn không ít bất cập, xuất khẩu tuy tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa thực sự vững chắc. Hoạt động quản lý nhà nước của ngành còn một số khâu hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là tiến độ thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, vấn đề thể chế quản lý, kiểm soát thực hiện quy hoạch, công tác dự báo phục vụ xây dựng chính sách quản lý và điều hành…

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú báo cáo tình hình năm 2012 của ngành Công Thương

Bước sang năm 2013, nhận thức được những cơ hội thách thức cũng như khó khăn hạn chế đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của ngành Công Thương nói riêng, xác định nhiệm vụ được giao với ngành là hết sức to lớn. Với quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch năm 2013- năm bản lề và là năm với ý nghĩa thực hiện kế hoạch 2011-2015 có khía cạnh quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển môt cách toàn diện và bền vững nền kinh tế đất nước, quyết định tới việc thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm và chiến lược kinh tế xã hội 10 năm.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Hội nghị Ngành Công Thương năm nay tập trung trao đổi và đánh giá làm rõ những vấn đề cần tiếp tục được khắc phục, cần cải tiến cũng như những phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ của Chính phủ giao cho ngành Công Thương.

Báo cáo về tình hình công nghiệp và thương mại năm 2012, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết: sản xuất công nghiệp năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục, sức mua trong nức và nhu cầu xuất khẩu giảm mạnh nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012vẫn tăng 4,8% so với năm 2011, đây tuy là mức tăng trưởng thấp so với một số năm trở lại đây nhưng trong bối cảnh năm 2012 vẫn là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng lớn. Đáng chú ý, cơ cấu nội bộ công nghiệp đã tiếp tục có bước chuyển dịch với tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần, tỷ trọng của công nghiệ khai khoáng giảm dần. sản xuất của một số sản phẩm như: điện sản xuất, phân đạm ure có mức tăng trưởng trên 10%. Nhiều công trình đã hoàn thành và cho ra đời sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. đặc biệt, tồn kho đã giảm dần qua các tháng.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2012 là hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy tình hình thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả khá, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước, đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt xa so với chỉ tiêu đề ra đầu năm. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu, nên cán cân thương mại đã nghiêng về xuất siêu. Đáng chú ý, khối lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng, xuất khẩu sang thị trường khu vực truyền thống giữ vững, đã tận dụng tốt cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Đối với công tác quản lý thị trường, các đơn vị phụ trách về thị trường trong nước cùng với các Sở Công Thương đã thực hiện tương đối công tác dự báo tình hình, chủ động nắm tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là một số mặt hàng thiết yếu như: gạo, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón... kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề xảy ra trên thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ, góp phần ổn định thị trường.

Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tích cực thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát thị trường. Năm 2012, lực lượng QLTT đã kiểm tra 177.205 trường hợp, xử lý 87.136 vụ vi phạm, trong đó có 15.045 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 11.726 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; 42.389 vụ kinh doanh trái phép và 17.924 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá với số thu 395 tỷ đồng...

Tthị trường trong nước vẫn giữ được tăng trưởng, cung cầu các hàng hóa thiết yếu được đảm bảo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được kiểm soát, chỉ tăng 6,81%, thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao (dưới 10%). Cơ chế chính sách điều hành chung thị trường trong nước cũng như đối với các ngành hàng tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, điều tiết theo quy luật thị trường có sự quản lý, định hướng nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhận xét, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có tăng trưởng nhưng còn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống phân phối hàng hóa, nhất là một số mặt hàng thiết yếu vẫn chưa được củng cố và kiện toàn. Công tác kiểm soát thị trường trong nước tuy đã được tăng cường song vẫn chưa đủ sức phát hiện, ngăn chặn và xử lý một cách cơ bản các hoạt động gia lận thương mại trên thị trường cũng như các yếu tố tiêu cực tiềm ẩn để có biện phá phòng ngừa.

Bước vào năm 2013, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục khó khă, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm. Để góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát về kinh tế xã hội của cả nước năm 2013, ngành Công thương phấn đấu đạt giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 126,1 tỷ USD, tăng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8%, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 8%.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: ngành công thương có vai trò rất quan trọng trong tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng yêu cầu, ngành công thương cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời có các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước. Ngành cũng cần rà soát lại quy hoạch các ngành công nghiệp, đi liền với đó là xây dựng chiến lược phát triển đúng và trúng, để có những giải pháp mạnh, đạt được mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, xây dựng được thể chế chính sách có hiệu quả. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành công thương cần đặc biệt quan tâm đến công tác đàm phán các hiệp định song phương và đa phương, tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động cho đại diện các Vụ chức năng của Bộ Công Thương đã có nhiều thành tích đóng góp vào thành tựu lớn của ngành công thương năm 2012.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, năm 2013, ngành công thương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ông Đỗ Văn Hậu- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

Năm 2012, mặc dù gặp những khó khăn do suy giảm kinh tế, sự phức tạp về chính trị cả trên thế giới và trong nước, tuy nhiên ngành Dầu khí vẫn đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 48 triệu tấn thu, tăng 37,1% so với kế hoạch. Sản lượng khai thác dầu khí đạt 16,7 triệu tấn, tăng 9,7% so với năm 2011. Sản lượng khai thác khí năm 2012 đạt 9,3 tỷ m3, tăng 6,8% so với năm 2011. Riêng chỉ tiêu sản xuất xăng dầu chỉ đạt 5,61 triệu tấn, bằng 94,3% kế hoạch năm.

Năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khảo sát, tìm kiếm thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí. Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài và sớm đưa các dự án dầu khí mới vào khai thác. Vận hành an toàn, ổn định nhà máy Lọc dầu Dung Quất ổn định để đảm bảo sản lượng xăng dầu sản xuất năm 2013, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước.

Tập đoàn Dầu khí cũng đề nghị Bộ Công Thương và các tập đoàn kinh tế khác, cùng chung tay hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ xăng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Hoàng Quốc Vượng- Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Năm 2012, ngành điện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đã đảm bảo cấp điện an toàn liên tục trong phạm vi cả nước, đặc biệt là vào thời điểm lễ, tết, mùa nóng…, không xảy ra hiện tượng cắt điện diện rộng do thiếu điện. Ngành điện đã nỗ lực hoàn thiện các công trình nguồn điện (cả trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và các công trình lưới điện, điển hình là Nhà máy Thủy điện Sơn La với công suất lắp đạt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 400 MW) đã chính thức khánh thành vào ngày 23/12/2012, hoàn thành trước 3 năm so với kế hoạch.

Năm 2012, sản lượng điện toàn ngành ước đạt 114,84 tỷ kWh, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2011 và tăng 0,8% kế hoạch năm. Tập đoàn đã thực hiện tương đối tốt công tác giảm tổn thất điện năng. Hiện tổn thất điện năng của hệ thống điện là 9,1% giảm 0,23% so với năm 2011. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã tiết kiệm được 1,5% lượng điện thực phẩm, vượt so với kế hoạch đề ra.

Năm 2013, với mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 5,5%, nhu cầu điện năm 2013 tăng khoảng 12,6%, nhu cầu điện thương phẩm năm 2013 khoảng 117,0 tỷ kWh, tương ứng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2013 khoảng 130,5 tỷ kWh. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cam kết cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta năm 2013.

Ông Bùi Ngọc Bảo- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:

Do việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá kéo rất dài đã gây áp lực lớn lên doanh nghiệp, đó là giá không vận hành theo thị trường. Hay khi sử dụng công cụ bình ổn giá mạnh quá thì giá bán không điều tiết theo thị trường nên dư luận đặt nhiều câu hỏi đối với việc thực hiện Nghị định 84. Hơn nữa, nếu 6 tháng đầu năm, chúng ta giảm thuế để ổn định giá thì khi giá thế giới giảm chúng ta lại phải tăng thuế lên nên giá xăng dầu trong nước cũng không phản ánh giá thị trường thế gới.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam kiến nghị: Trong thời gian 2 năm thực hiện Nghị định 84 về cơ bản đều thực hiện các điều khoản, duy có điều khoản về giá thì không được vận hành đầy đủ. Chúng tôi kiến nghị ổn định thuế để giúp cho DN xác định rõ nguồn thu và tạo điều kiện cho phép DN áp dụng phương án phái sinh bảo vệ hàng hóa vì nếu không sẽ phá vỡ cam kết với khách hàng. Đối với Nghị định 84, đề nghị nên sớm điều chỉnh các mức phí. Hiện nay kinh doanh xăng dầu Nhà nước quản lý rất chặt chẽ từ phí đến lãi định mức. Hiện phí duy trì ở mức 600 đồng/lít, tương ứng khoảng 2%, rất nhỏ so với tổng doanh thu, vì thế chắc chắn là phí không đủ. Điều quan trọng do phí không đủ sẽ tác động đến hệ thống đại lý tư nhân. Việc duy trì phí thấp cũng ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia...

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội