Chìa khóa khơi thông tăng trưởng mới của nền kinh tế

CMSC

09:38 SA @ Thứ Bảy - 12 Tháng Giêng, 2019

Năm 2018 đã khép lại, trong các bài viết tổng hợp những vấn đề kinh tế trong nước nổi bật năm 2018 của các cơ quan báo chí, truyền thông uy tín của Việt Nam, sự kiện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và đi vào hoạt động luôn chiếm một vị trí nổi bật.

Sự kiện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và đi vào hoạt động luôn chiếm một vị trí nổi bật.

Trên Bản tin thời sự và trang báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam (VTV), sự kiện “lần đầu tiên Việt Nam có một cơ quan chuyên trách trong việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp” được coi là một trong mười sự kiện quan trọng của đất nước.

Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty từ các Bộ, ngành đã được chuyển giao về một đầu mối là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, thay vì phân tán tại các bộ ngành như lâu nay. “Việc ra đời của Ủy ban này là dấu mốc quan trọng để phân biệt rõ và tách bạch chức năng quản lý Nhà nước của các bộ ngành với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”, VTV khẳng định.

Cũng xuất hiện trên bài viết “10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2018 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn”, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ quản lý trên 1 triệu tỷ đồng tổng vốn chủ sở hữu Nhà nước và 2,3 triệu tỷ đồng tổng giá trị tài sản từ các đơn vị, chiếm tới 2/3 tổng tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt ngày 30/9

Theo nhận định của Báo điện tử Chính phủ, sự ra đời Ủy ban là bước đi quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, sau 20 năm đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Bài viết có đoạn: “Trong Lễ ra mắt Ủy ban, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, với việc Ủy ban chính thức đi vào hoạt động, sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ cao hơn, hoạt động doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Hoạt động hiệu quả của Ủy ban cũng là chìa khóa cho việc khơi thông, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.”

Sự kiện Bộ Công Thương đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu 6 tập đoàn, tổng Công ty do Bộ đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng nằm trong “Top 10 sự kiện quan trọng của ngành Công Thương năm 2018” do Báo Công Thương – Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương bình chọn.

Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục công tác quản lý để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, phát triển các tập đoàn, tổng công ty, góp phần quan trọng vào ngành, lĩnh vực nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Trong khi đó, Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính đã gọi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với danh xưng “Siêu Ủy ban”. Theo đó, “Siêu ủy ban ra đời hứa hẹn sẽ thay đổi căn bản cách thức quản lý vận hành của nhiều doanh nghiệp nhà nước, quy về một mối thay vì phân tán, vừa đá bóng vừa thổi còi như trước đây.”

Còn trong bài viết trên Báo Tổ quốc – cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đoạn: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh, có hai con đường: một là Ủy ban phải đi trên con đường chuyên nghiệp, hiện đại và hai là tạo ra cơ quan quan liêu kiểu cũ, là gánh nặng của nền kinh tế.

“Và chúng ta lựa chọn con đường thứ nhất, Ủy ban phải trở thành cơ quan chuyên nghiệp, hiện đại, dù đây là con đường khó khăn hơn. Nó phải là cơ quan thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cải cách nâng cao hiệu quả toàn diện hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban không được theo lối mòn của cơ quan hành chính trước kia như quan liêu, gây phức tạp cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Với những người thực hiện bài viết này, việc Ủy ban được báo giới, công luận quan tâm, ủng hộ chỉ là những thuận lợi bước đầu. Trên con đường sắp tới, năm 2019 đầy thử thách, đòi hỏi cần sự nỗ lực, cố gắng của mỗi tập đoàn, tổng công ty và của lãnh đạo, công chức, người lao động Ủy ban. Bởi, theo Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh "Chiến lược của doanh nghiệp là chiến lược của Ủy ban", và "Ủy ban và các doanh nghiệp phải thực sự chung một mái nhà".

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội