Cánh chim đầu đàn của Petrolimex
Tuổi đời còn non trẻ (thành lập tháng 4/2008) so với truyền thống hơn 60 năm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), nhưng Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) đã khẳng định vị thế là doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu bay uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp cho hơn 30 hãng hàng không trong nước và quốc tế, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của Petrolimex.
Tra nạp nhiên liệu cho máy bay của Hãng hàng không Eva Air tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
10 năm - một chặng đường phát triển
Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, từ sản lượng xuất bán ban đầu 20.000m3 nhiên liệu bay (JetA-1) vào năm 2009, đến nay, Petrolimex Aviation đã xuất bán gần 800.000m3, tăng gần 40 lần, đứng thứ 4 về quy mô trong hệ thống hơn 40 công ty xăng dầu của Petrolimex. Đây cũng là một trong số ít các công ty đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của tập đoàn với tỷ suất lợi nhuận trên 100% nhiều năm trở lại đây. Petrolimex Aviation là 1 trong 29 đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của cả nước; đầu mối duy nhất của Petrolimex kinh doanh xăng Jet A-1.
Theo ông Phạm Văn Thanh - Ủy viên HĐQT Petrolimex, Tổng giám đốc Petrolimex Aviation, là đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, công ty đã thực hiện đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhiên liệu, từ khâu tìm kiếm nguồn hàng, đàm phán và mua hàng đến khâu tra nạp/xuất bán trực tiếp cho khách hàng. Petrolimex Aviation hiện chiếm 30% thị phần thị trường nhiên liệu hàng không với hệ thống phân phối trải dài khắp cả nước; cung cấp xăng JetA-1 cho hơn 30 hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có những hãng hàng không "5 sao" như: Emirates Airline, Singapore Airlines, Etihad Airways, Air France...
Đáng chú ý, mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là mục tiêu và định hướng xuyên suốt trong sự phát triển của công ty. Từ năm 2009, Petrolimex Aviation đã cung cấp/xuất bán cho khách hàng tại Campuchia bằng đường thủy với sản lượng hiện tại khoảng 5.000m3/tháng. Tháng 7/2014, Petrolimex Aviation tiếp tục mở rộng hình thức kinh doanh tại nước ngoài.
Ông Phạm Văn Thanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2017 của Petrolimex Aviation
Ông Phạm Văn Thanh nhấn mạnh: Việc trở thành đầu mối cung cấp nhiên liệu cho khách hàng tại sân bay nước ngoài là xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu hàng không, giúp các hãng hàng không hoàn toàn yên tâm dành nhân lực và thời gian tập trung phát triển đường bay mới ra nước ngoài. Đáng chú ý, trong năm 2017, đã có trên 30 sân bay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực hiện cung cấp nhiên liệu cho khách hàng hàng không của Petrolimex Aviation. Sản lượng xuất bán thông qua đối tác tại các sân bay này đạt gần 80.000m3, chiếm 10% tổng sản lượng kinh doanh. Hoạt động bán hàng tại các sân bay nước ngoài được đánh giá cao, tận dụng quan hệ mạng lưới khách hàng toàn cầu, mang lại hiệu quả chung cho công ty và khách hàng.
Cũng trong năm 2017, Petrolimex Aviation - công ty thành viên duy nhất của Petrolimex - vinh dự được trao tặng Giải thưởng "Thương mại dịch vụ Việt Nam - Top Trade Services 2016" do Bộ Công Thương tổ chức và bình chọn. Đây là giải thưởng dành cho doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong 11 nhóm, ngành hàng thương mại dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
3 bước đến thành công
Thành quả mà Petrolimex Aviation đạt được hiện nay không phải tự nhiên mà có.
Trước hết, về chất lượng dịch vụ, ông Phạm Văn Thanh chia sẻ: Các hãng hàng không rất thận trọng khi chọn nhà cung cấp và tra nạp nhiên liệu bay, nhất là của các doanh nghiệp mới. Vì vậy, một số khách hàng, ban đầu, họ mua song song của 2 nhà cung cấp với mục đích thăm dò khả năng cung cấp dịch vụ của Petrolimex Aviation. Đây là lý do mà thời gian đầu mới thành lập, hoạt động kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, kinh doanh nhiên liệu bay có nhiều điểm khác biệt so với xăng dầu thông thường. Ngoài việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh như đối với mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu bay phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng nhiên liệu, an ninh, an toàn hàng không… Nhiên liệu bay phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận xuất xứ rõ ràng, vận chuyển hay lưu trữ bằng phương tiện, hệ thống công nghệ, bồn bể có kết cấu đặc biệt, đạt chuẩn quốc tế.
Với những đòi hỏi từ thực tiễn, công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất. Cụ thể, tất cả phương tiện tra nạp Jet A - 1 tại các sân bay đều được nhập từ Mỹ, thiết bị khác như hóa nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế... Đến nay, những dịch vụ chuyên nghiệp mà Petrolimex Aviation cung cấp đã tạo niềm tin cho khách hàng.
Thứ hai, nhờ định hướng, chiến lược đúng đắn, ngay khi mới thành lập, Petrolimex Aviation đã xác định việc tham gia Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) là cần thiết và quan trọng đối với công ty. Với việc tham gia chủ động và tích cực trong hiệp hội, công ty có điều kiện tiếp cận với nhiều hãng hàng không quốc tế, nhà cung cấp nhiên liệu bay. Thông qua hoạt động tại các hội nghị, diễn đàn do IATA tổ chức, công ty được nhiều khách hàng biết đến, tin cậy. Nhiều hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho các hãng đã được ký kết sau khi Petrolimex Aviation là thành viên của IATA.
Bên cạnh đó, là thành viên của Petrolimex, công ty được thừa hưởng kinh nghiệm làm việc với đối tác là các hãng dầu, nhà cung cấp lớn trên thế giới và trong khu vực. Các cơ hội tiếp cận với nguồn cung ổn định, giá và chi phí hợp lý, tạo hiệu quả ngay từ khâu tạo nguồn được công ty phát huy hiệu quả.
Cuối cùng, thành công của công ty, không thể không nhắc đến vai trò của Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.
Ông Phạm Văn Thanh cho rằng, trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều đóng vai trò quan trọng. Để công ty có kết quả kinh doanh khả quan như hôm nay, Ban lãnh đạo đã có chiến lược dài hạn, phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp; nắm bắt và dự báo sát diễn biến thị trường, đưa ra các quyết định sáng suốt. Về nhân sự, điều chỉnh các vị trí chủ chốt, chọn đúng người, giao đúng việc, có chính sách đãi ngộ phù hợp để người lao động thấy hào hứng, mong muốn đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của công ty, tạo bước ngoặt mới trong việc tìm kiếm khách hàng.
Cuối cùng, thành công của công ty, không thể không nhắc đến vai trò của Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.
Ông Phạm Văn Thanh cho rằng, trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều đóng vai trò quan trọng. Để công ty có kết quả kinh doanh khả quan như hôm nay, Ban lãnh đạo đã có chiến lược dài hạn, phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp; nắm bắt và dự báo sát diễn biến thị trường, đưa ra các quyết định sáng suốt. Về nhân sự, điều chỉnh các vị trí chủ chốt, chọn đúng người, giao đúng việc, có chính sách đãi ngộ phù hợp để người lao động thấy hào hứng, mong muốn đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của công ty, tạo bước ngoặt mới trong việc tìm kiếm khách hàng.
Chiến lược và định hướng phát triển trong tương lai, Ban lãnh đạo công ty xác định tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống, nâng cao năng lực quản trị điều hành; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9001, hệ thống công nghệ thông tin, quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các phần mềm ứng dụng khác, áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không với mục tiêu phát triển "Hiệu quả - An toàn - Bền vững". Bên cạnh đó, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; mở rộng mạng lưới bán hàng tại các đầu sân bay lớn và tiềm năng tại thị trường nội địa, hoạt động kinh doanh hơn nữa ở thị trường nước ngoài; tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để tận dụng lợi thế về công nghệ, nguồn vốn, thị trường và cách thức quản lý.
Dù gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng giai đoạn đầu cũng như những yêu cầu khắt khe trong kinh doanh nhiên liệu bay… nhưng đến nay, những dịch vụ chuyên nghiệp mà Petrolimex Aviation cung cấp đã tạo niềm tin cho khách hàng. |